Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

TÌM HIỂU VỀ BỆNH ECZEMA THƯỜNG GẶP



Định nghĩa: Eczema là một bệnh về da rất phổ biến. Nếu các em bị Eczema hay nghĩ rằng mình có thể mắc căn bệnh đó, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin mà các em cần biết để đối phó với căn bệnh này.



Biểu hiện của bệnh eczema

1. Các loại eczema:

a. Eczema cấp tính:

Triệu chứng của eczema cấp tính là những đám viêm màu đỏ vài mm đến 10-20cm. Mụn nước nhỏ kín khắp bề mặt. Có chất dịch ở bên trong.

b. Eczema bán cấp:

Triệu chứng gồm đám mảng giảm viêm lên da non, có màu hồng.

c. Eczema mãn

Đám mảng thâm, nềm cứng cộm, xù xì.

Vị trí của bệnh:

Bất kỳ chổ nào trên cơ thể cũng có thể bị eczema

2. Các tổn thương cơ bản

Có đám màu đỏ từ vài cm đến 10 hoặc 20cm. Trên bề mặt có mụn nước. Có mụn nước này lúc đầu chỉ nhỏ li ty như đầu cây tăm, có thể tự vỡ, nằm chi chít san sát bên nhau trên bề mặt tổn thương, mụn nước mọc từ dưới lên, hết lớp này đến lớp khác.
Mụn nước có thể tạo thành giếng eczema (nhiều đợt mụn nước bị vỡ ra chồng lên nhau).
Các đợt mụn nước bị vỡ ra nếu có chảy dịch là eczema cấp, nếu bội nhiễm có mũ vẩy tiết
Đối với eczema bán cấp: Sau khi mụn nước vỡ đám tổn thương khô dần và lên da non
Đối với eczema mãn liken: Do bị bệnh và gãi ngứa lâu ngày nên bề mặt bị chàm da dày cộm lên, nỗi rõ hẵn trên bề mặt da, chỗ bị bệnh da cứng cộm, thô ráp.

3. Phòng và trị bệnh Eczema:

Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất gây dị ứng trên da như: chất tẩy rửa gia dụng, mỹ phẩm, xà phòng, xăng dầu, nhựa thông và các dung môi khác. Do xà phòng và nước có thể làm da bạn dị ứng, vì thế bạn chỉ nên rửa tay khi cần thiết, rồi lau tay thật khô sau đó.

Hạn chế tiếp xúc với các chất tẩy rửa

Hãy đeo găng để bảo vệ da của bạn: Không khí lạnh và độ ẩm thấp vào mùa đông dễ làm da bạn khô và ảnh hưởng xấu tới các vết chàm. Bạn nên đeo găng tay để bảo vệ da mình. Đặc biệt khi công việc yêu cầu bạn phải tiếp xúc với nước. Tuy nhiên, nếu đeo găng quá lâu sẽ làm da bạn dễ đổ mồ hôi. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn nên tháo găng ra để ngăn chặn mồ hôi tiết ra nhiều trên tay mình.

Mặc quần áo cotton: Sợi len và sợi tổng hợp dễ làm da bạn bị tổn thương. Những người có làn da nhạy cảm nên mặc quần áo vải cotton là tốt nhất.

Chăm sóc da khi tắm: Bạn chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ các loại sữa tắm có độ kiềm trung tính để chăm sóc da, Dùng nước lạnh hoặc ấm để tắm, không nên dùng nước quá nóng. Tắm nhanh trong vòng 15 – 20 phút là tốt nhất, tránh tiếp xúc quá lâu với nước dễ làm khô da. Sau khi tắm xong nên lau khô người bằng khăn bông mềm, tránh cọ sát mạnh với da. Sau đó thoa lên da một lớp kem dưỡng da để giữ độ ẩm cần thiết.

Cần chăm sóc da khi tắm để giữ độ ẩm cho da

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Khi các bệnh Eczema của bạn ngày một nặng bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của của bác sĩ. Thành phần thuốc thường chứa steroid (một trong các hợp chất hữu cơ được sinh ra tự nhiên trong cơ thể, bao gồm hormone và vitamin). Tuy nhiên, sau 3 tuần mà da bạn không đỡ, bạn nên đến bác sĩ để khám lại.

Sử dụng kem để giữ ẩm da hàng ngày: Kem dưỡng da giúp da bạn luôn mịn màng, mềm mại và ngăn ngừa tổn hại trên da. Bạn nên giữ ẩm da vào mùa đông bằng cách bôi kem. Tuy nhiên bạn không nên dùng loại kem có hương thơm và chứa quá nhiều thành phần.

Tránh làm xước hoặc gãi vùng da bị ngứa: Vết xước có thể làm da bạn tổn thương, rất dễ nhiễm trùng. Kem giữ ẩm sẽ làm bạn bớt ngứa ngáy, khó chịu.

Tránh để cơ thể quá nóng và đổ mồ hôi: Nóng bức và mồ hôi có thể làm da bạn tấy đỏ lên và rất ngứa. Vì vậy bạn nên cố gắng tránh các hoạt động làm cơ thể bạn nóng bức và đổ mồ hôi.

Kiềm chế sự căng thẳng, lo lắng

Học cách kiềm chế sự căng thẳng: Bệnh Eczema có thể tồi tệ hơn khi bạn bị căng thẳng. Vì vậy thay đổi các hoạt động và lịch làm việc hàng ngày là cách giúp bạn giảm cảm giác căng thẳng, lo lắng.

Duy trì chế độ chăm sóc da, sau khi bạn khỏi Eczema: Vùng da bị Eczema sau khi khỏi rât dễ tái phát trở lại, vì thế làn da bạn cần một chế độ chăm sóc đặc biệt. Hãy thực hiện những mẹo nhỏ này sẽ giúp ích cho làn da của bạn rất nhiều.

CHUYÊN MỤC HỎI - ĐÁP VỀ BỆNH ECZEMA


Hỏi:Em bị bệnh Eczema hơn một năm nay, đã đi chữa nhiều nơi nhưng chưa khỏi. Em xin hỏi nếu chữa bằng thuốc tây có khỏi được không? Ở Hà Nội thì chỗ nào chữa có kết quả tốt nhất và triệu chứng của bệnh này như thế nào? (Nguyễn Xuân Quyết)




Đáp:Bệnh Eczema (chàm) là trạng thái viêm lớp nông của da, cấp hay mạn tính, tiến triển thành từng đợt, hay tái phát.

Triệu chứng của bệnh: nổi đám mảng đỏ trên da, mụn nước, ngứa. Nguyên nhân của bệnh phúc tạp do cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài và liên quan đến vai trò thể địa dị ứng.

Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn: đỏ da, mụn nước, lên da non, liken hóa (hăm cổ trâu).

Các thể Eczema: Eczema tiếp xúc; Eczema thể địa; Eczema nhiễm khuẩn; Eczema đồng tiền và Eczema da dày.

Phương pháp điều trị: Điều trị theo từng giai đoạn của bệnh, nhưng có nguyên tắc chung là:

- Giai đoạn cấp cần nghỉ ngơi, hạn chế kích thích rượu, cà phê; tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng; tránh cào gãi, trà sát, rửa bằng xà phòng; nếu có nhiễm khuẩn thì nên dùng kháng sinh (Erythromyein, Tetracylin - uống một đợt 7-10 ngày).

- Điều trị tại chỗ: Dùng các thuốc dịu da như thuốc tím pha loãng 1/4.000, nước muối sinh lý 9 phần ngàn, Rivanol 1 phần ngàn trong 5-7 ngày đầu, sau đó bôi thuốc tím Metyl 1%.

- Khi tổn thương khô, bôi tiếp mỡ corticoid.

- Dùng kháng sinh như cream synalar-neomycin; cream celestoderm-Neomyein.

- Với Eczema mãn tính: có thể dùng Goudron, mỡ corticoid, mỡ Dipsosalic.

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

BỆNH ECZEMA LÀ BỆNH GÌ?

Bệnh chàm tổ đỉa hay còn gọi là Eczema là bệnh ngoài da phổ biến, là bệnh da ngứa điển hình, mạn tính hay tái phát, điều trị còn khó khăn. Đây là là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn n­ước và ngứa. Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp , do : nội giới, ngoại giới như­ng bao giờ cũng có vai trò thể địa dị ứng. 
BỆNH ECZEMA LÀ BỆNH GÌ?
Nỗi lo khi bị tổ đỉa
Điều trị eczema thể địa cần chú ý một số điểm sau :
A - Các phương pháp điều trị truyền thống :
+ Điều trị toàn thân :

- Tránh các chất gây kích ứng da.

- Giữ nư­ớc cho da dùng cream, mỡ làm ẩm da ( Lacticare...) trong các đợt bệnh ổn định.

- Tắm nư­ớc hơi ấm như­ng không nóng, hạn chế xà phòng.

- Bôi mỡ glucocorticoids.

- Kháng sinh chống tụ cầu vàng khi có bội nhiễm nên dùng erythromycine.

- Kháng histamin tổng hợp.

- Corticoids đ­ường toàn thân ( uống) nên hạn chế dùng, chỉ dùng cho giai đoạn v­ượng bệnh và dùng từng đợt ngắn.

- Với eczema đang trong giai đoạn cấp tính cần nghỉ ngơi, hạn chế chất kích thích ( cà phê, r­ợu...)

- Tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên nếu phát hiện đư­ợc .

- Tránh cào gãi chà xát, tránh xà phòng.

- Nếu có nhiễm khuẩn rõ ( sốt, bạch cầu tăng cao, tồn th­ương s­ưng tấy đau, nồi hạch, có mủ vẩy tiết) cho dùng kháng sinh uống 1 đợt 7 - 10 ngày (Tetracyclin,erythromycin)

- Cho thuốc giải cảm, chống ngứa, chống dị ứng: kháng histamin tổng hợp . 

Eczema đang v­ượng lan rộng, có ban dị ứng thứ phát có thể chỉ định corticoids uống một đợt nếu không có chống chỉ định 

+ Điều trị tại chỗ :

- Đối với eczema cấp tính chảy n­ước, loét trợt, dùng các thuốc dịu da, sát khuẩn, chống ngứa, ráo n­ước như­ đắp gạc dung dịch thuốc tím pha loãng 1/ 4000, nư­ớc muối sinh lý 9 %, Nitrat bạc 0,25 %, Rivanol 1 %o, dung dịch Yarish trong 5- 7 ngày đầu sau đó bôi thuốc màu dung dịch tím Metin 1 % , dung dịch Milian, kết hợp hồ nư­ớc.

- Khi tổn thư­ơng khô cho bôi tiếp dầu kẽm cream, mỡ corticoid + kháng sinh ( cream Synalar, neomycin, cream celestoderm -neomycin....)

- Với eczema mạn tính có thể dùng Gondron, coaltar, mỡ corticoids hoặc mỡ corticoid+ a.salicylic như mỡ diprosalic

B – Phương pháp mới điều trị rất hiệu quả bệnh Eczema : 
Điểm cơ bản của phương pháp này là :

Trên nền tảng sử dụng các thuốc bôi truyền thống , tùy theo từng bệnh nhân , từng giai đoạn bệnh cụ thể , tiến hành kết hợp các loại thuốc mỡ bôi , bôi đồng thời các loại thuốc hoặc trộn lẫn đều các loại vào một hỗn dịch để bôi lên chỗ tổn thương . ( Chi tiết cụ thể cho từng loại tổn thương và thuốc áp dụng sẽ đăng ở bài viết sau ) .

Đồng thời kết hợp uống thuốc giải cơ địa mẫn cảm : Ketotiphen 1 mg , uống theo từng liều kéo dài 1 tháng , 3 ngày đầu uống 1 viên , các ngày sau uống 2 viên chia làm 2 lần , nghỉ 1 tuần rồi tùy trường hợp có thể uống tiếp nhiều liều nữa .Phương pháp này tỏ ra rất hiệu quả , đã thu được một số kết quả khả dụng . Nhiều bệnh nhân đã được chữa khỏi bằng phương pháp này

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

PHÒNG BỆNH ECZEMA CHO TRẺ NHỎ

Eczema là một trong những căn bệnh về da có ảnh hưởng lớn đến hàng triệu người trên thế giới. Với trẻ em, eczema là một căn bệnh khá phổ biến và chiếm tỉ lệ khá cao so với những căn bệnh về da khác.


PHÒNG BỆNH ECZEMA CHO TRẺ NHỎ
Ảnh minh họa
Những dấu hiệu của căn bệnh này thường xuất hiện khi trẻ khoảng từ 3-4 tháng tuổi, hai má của trẻ bắt đầu đỏ rực lên, hơi sần và không còn láng mịn như trước nữa. Trẻ thấy ngứa ngáy nên tìm cách dụi mặt vào ngực, vào vai mẹ hoặc đưa tay lên gãi vào hai má. Sau vài ba hôm, thấy mọc lên mụn nhỏ lấm tấm đỏ. Nếu không biết xử trí đúng cách, bệnh có thể lan xuống cả cẳng chân, mông, bụng... tạo thành nhiều mảng, có mụn nước hoặc chảy nước vàng, rất ngứa ngáy và khó chịu.

Để phòng ngừa bệnh eczema cho trẻ một cách hiệu quả nhất, các bậc phụ huynh nên thực hiện theo những bước đơn giản dưới đây:

- Giữ ấm da cho trẻ. Bạn nên thường xuyên giữ ấm cho làn da của trẻ không bị khô rát và ngứa ngáy và tăng độ ẩm cho làn da của trẻ bằng cách xoa lên da của trẻ (2 lần/ngày) những loại lotion có chứa chất dưỡng ẩm cao, không màu, không mùi và chứa các hoạt chất thân thiện với làn da của trẻ.

- Giữ cho phòng của trẻ luôn mát mẻ. Nhiệt độ cũng là một trong những yếu tố góp phần gây nên bệnh eczema. Do vậy, bạn nên chú ý giữ cho căn phòng của trẻ luôn sạch sẽ, mát mẻ bởi nếu không gian trong phòng của trẻ quá nóng sẽ làm cho trẻ đổ nhiều mồ hôi và khó thở, sẽ gây bất lợi cho sức khoẻ của trẻ.

- Giữ cho tay chân trẻ luôn sạch sẽ. Trẻ em thường làm tổn thương làn da của chúng trong quá trình vận động. Do vậy, thường xuyên cắt móng tay và giữ cho tay chân của bé luôn sạch sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa sự trầy xước có thể gây viêm da.

- Chế độ ăn uống hợp lý. Một chế độ ăn uống không hợp lý, không đầy đủ chất dinh dưỡng có thể dẫn đến các biến chứng gây nên bệnh eczema cho trẻ em. Hơn nữa, người mẹ mang thai không hấp thụ đủ dưỡng chất cũng là yếu tố chính dẫn tới sự hình thành các vấn đề bất lợi cho làn da của trẻ về sau. Do vậy, các bậc phụ huynh nên cho con trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, các bà mẹ đang mang thai cũng nên hấp thụ nhiều thực phẩm có lợi cho sức khoẻ như đậu tương, lạc, rau củ, hoa quả và lúa mì... để có lợi cho sự phát triển của thai nhi.

- Chọn trang phục chất liệu thiên nhiên. Bạn nên cho trẻ mặc các trang phục có chất liệu vải tự nhiên như cotton. Không nên cho trẻ mặc các trang phục có nhiều chi tiết rườm rà cọ trực tiếp với làn da của trẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn các loại chăn mền, khăn lót có chất liệu vải mềm mại, thoáng khí.

- Sử dụng các sản phẩm rửa tay an toàn. Làn da của trẻ rất mỏng manh, nhạy cảm và dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với các chất hóa học gây hại có chứa trong các sản phẩm tẩy rửa. Những chất hóa học này sẽ dễ dàng xâm nhập vào lỗ chân lông trên làn da của bé, tác động bất lợi cho hệ thống miễn dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh eczema phát triển. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên chọn các sản phẩm tẩy rửa không chứa chất hóa học hây hại để bảo vệ sức khoẻ cho làn da của trẻ.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

ECZEMA CÓ BAO NHIÊU THỂ

Bệnh Eczema có nhiều thể lâm sàng khác nhau :

ECZEMA CÓ BAO NHIÊU THỂ
Eczema ở tay
1- Eczema tiếp xúc ( Contact eczema , contact dermatitis )
Xuất hiện đầu tiên ở vùng tiếp xúc , thường là vùng hở , có khi in rõ hình vật tiếp xúc ( hình quai dép , dây đồng hồ , kính đeo mắt ...) Tổn thương cơ bản là da đỏ xung huyết , hơi nề , trên bề mặt có mụn nước , có thể có hình thái mãn tính khô dày cộm có vảy . Dừng tiếp xúc với dị vật bệnh thuyên giảm , tiếp xúc lại bệnh vượng lên . Làm phản ứng da với chất tiếp xúc cho kết quả dương tính

2- Eczema thể địa ( Atopic dermatitis )
Đây là thể lâm sàng thường gặp nhất , liên quan nhiều đến yếu tố tự miễn , theo lứa tuổi lại có biểu hiện lâm sàng khác nhau :
- Eczema thể địa ở tuổi nhũ nhi và sơ sinh : Bệnh thường ở mặt trán , hai bên cân đối nhau tạo nên tổn thương hình móng ngựa , hình cánh bướn ( Bệnh chàm cánh bướm ) . Tổn thương thường là dát đỏ có nhiều mụn nước trên bề mặt , trợt , chảy dịch , có mủ hoặc đóng vảy tiết .
- Eczema thể địa ở người lớn : Tổn thương cơ bản là những đám mảng mụn nước , tiết dịch hoặc đóng vảy tiết hoặc lichen hoá , vị trí ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể , tính đối xứng hai bên ít hơn ( thường là bị cả 2 bên cơ thể , nhưng có nhiều trường hợp tổn thương chỉ khu trú rõ rệt ở một bên còn vị trí tương ứng ở bên kia hoàn toàn bình thường ) . Các tổn thương thường ở các nếp gấp lớn , bàn tay , bàn chân ...

3- Eczema thể đồng tiền ( Nummular Eczema ) : Các đám tổn thương hình tròn hoặc ovan , ban đầu là đám đỏ tiết dịch , có mụn nước , sẩn , tiết dịch , vảy tiết , vảy da , lichen hoá có giới hạn rõ ràng , thường khu trú rõ ràng ở mặt duỗi của chi ( mặt trước cẳng chân , tay , mu bàn chân bàn tay ...Có ý kiến cho răng Eczema đồng tiền là một thể đặc biệt của Eczema vi khuẩn , có ý kiến lại cho rằng eczema đồng tiền là một phân thể của eczema thể địa


4- Eczema da dầu ( Seborrheic dermatitis ) : Vị trí thường gặp nhất là đầu , ở mặt thường bị ở lông mày , quanh mắt , giữa mũi , nếp mũi má ,sau tai . Tổn thương là đám mảng đỏ trên có vảy , vảy mỡ , đôi khi có sẩn trên bề mặt , giới hạn tương đổi rõ , khô . Vi thể có hiện tượng xốp bào

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

BỆNH ECZEMA Ở CHÂN

Eczema có thể không được chữa khỏi, nhưng các em có thể ngăn chặn nó tái phát bằng nhiều cách. Nếu bị eczema trên mặt, các em hãy rửa mặt thật nhẹ nhàng với sữa rửa mặt không làm khô da hay loại xà phòng tự chế, sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa dầu gây ra mụn đầu trắng hay mụn đầu đen. Và chỉ sử dụng loại trang điểm và kem chống nắng không gây kích ứng
BỆNH ECZEMA Ở CHÂN
Eczema ở chân
Tránh các loại hóa chất làm cho da thêm mệt mỏi. Bên cạnh việc tránh sử dụng sữa rửa mặt, phấn trang điểm gây kích ứng.., các em cũng nên tránh các loại chất tẩy rửa gia dụng, xà phòng làm khô da, nước rửa chén và các loại nước có mùi thơm…

Tránh sử dụng nước nóng. Tiếp xúc quá nhiều với nước nóng hay xà phòng hoặc chất tẩy rửa có thể làm cho làn da của các em khô hơn, vì thế, hãy tắm (vòi hoa sen hoặc bồn tắm) với nước ấm – không nóng và mang bao tay nếu tay của các em phải làm việc trong nước lâu. Đảm bảo rằng kỳ cọ da nhẹ nhàng, vỗ nhẹ nhàng cho da khô, vì dùng khăn lau khô cũng có thể gây kích ứng phần da đã bị eczema của các em đấy.

Sử dụng chất liệu cotton. Quần áo được may bằng các loại vải tổng hợp như len có thể làm da của các em bị kích ứng. Quần áo chất liệu cotton là lựa chọn tốt hơn cả.

Làm ẩm da. Sử dụng loại kem dưỡng ẩm có mùi thơm như mỡ khoáng (Vaseline vàng) sẽ giúp ngăn ngừa da bị kích ứng và nứt nẻ.
Đừng gãi ngứa phần da bị eczema. Mặc dù rất khó để ngăn việc gãi ngứa, nhưng gãi ngứa có thể làm cho phần da bị eczema thêm trầm trọng hơn và khó khăn hơn trong việc chữa lành bệnh. Việc các em gãi ngứa có thể làm da bị trầy xước và vi khuẩn có thể xâm nhập vào, gây nhiễm trùng da.

Giữ cho cơ thể luôn mát mẻ. Thay đổi đột ngột nhiệt độ, đổ mồ hôi và cơ thể quá nóng có thể làm cho phần da bị eczema thêm trầm trọng.

Uống thuốc. Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu đã cho các em.

Thư giãn. Căng thẳng có thể làm eczema thêm trầm trọng, vì vậy, hãy cố thư giãn

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

THUỐC MỚI TRỊ BỆNH ECZEMA

Các bệnh nhân bị chàm (hay eczema) nặng ở bàn tay có thể được hưởng lợi từ một loại thuốc mới, uống ngày một lần.


Bệnh Eczema là trạng thái viêm lớp nông của da, tạo nên những đám viêm đỏ trên da, có mụn nước, ngứa dữ dội. Bệnh rất khó chữa và thường xuyên tái phát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống. Với nhiều người bệnh, các loại kem bôi corticoid truyền thống không có tác dụng gì cả.
Chàm ở bàn tay. Ảnh: storesonlinepro.com.
Mới đây, 5 bệnh viện ở Anh, châu Âu và Canada đã thử nghiệm loại thuốc mới Toctino (có nền tảng từ vitamin A) trên 1.000 người trong 6 tháng. Kết quả cho thấy, thuốc giúp loại bỏ các vết viêm tấy ở khoảng một nửa số bệnh nhân.

Một phần ba số người tham gia được uống 1 viên giả dược một lần mỗi ngày, trong khi số còn lại được uống thuốc thật, cũng 1 viên mỗi ngày nhưng với hai loại liều khác nhau.

Khoảng một nửa số người được uống thuốc có liều mạnh hơn (và 28% nhóm uống thuốc có liều nhẹ hơn) đã sạch hoặc gần như sạch các vết viêm tấy trên da tay sau 24 tuần.

Trong khi đó, chỉ có 17% nhóm uống giả dược có đáp ứng.

Khoảng 1/3 số người đáp ứng bị tái phát bệnh trong 6 tháng sau thử nghiệm. Các cuộc điều trị tiếp theo đã thành công với 80% số người này.

"Chàm tay mãn tính là điều cực kỳ khổ sở với các bệnh nhân và thường rất khó điều trị", nhà điều tra nghiên cứu, tiến sĩ Adam Haworth, một cố vấn da liễu tại bệnh viện St Mary, ở Portsmouth, nói.

"Phương pháp điều trị đường uống mới này, được chứng minh là có hiệu quả trong việc loại các vết chàm trên tay và không gây tác dụng phụ, là một bổ sung lớn cho phép trị liệu của chúng ta và sẽ giúp chúng ta kiểm soát được vấn đề khó khăn này".

Margaret Cox, chủ tịch Hiệp hội từ thiện Eczema quốc gia, cho biết "những người bị chàm tay kinh niên cực kỳ thiệt thòi vì họ không thể sử dụng đôi tay một cách thông thường".

"Điều này có thể dẫn tới việc họ phải nghỉ làm hoặc thậm chí mất việc. Ngoài ra, vì eczema xuất hiện ở khu vực dễ nhìn thấy - bàn tay - nên nhiều bệnh nhân rất ngại ngùng và tự ti. Do vậy, bất cứ phương pháp nào có thể đẩy lui các triệu chứng khổ sở này đều sẽ được các bệnh nhân hân hoan chào đón".

Do loại thuốc mới có thể gây dị tật bào thai nên nó không được kê cho thai phụ, trừ các trường hợp có chỉ định đặc biệt.

Sản phẩm của công ty Basilea Pharmaceutica, Thụy Sĩ, có giá khoảng 400 bảng Anh cho 1 tháng điều trị.

T. An (theo BBC)
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)