Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

HỎI ĐÁP VỀ BỆNH CHÀM


Tôi 27 tuổi, bị bệnh chàm khoảng 10 năm nay. Chàm trên 10 đầu ngón tay, không lan rộng nhưng rất khó chịu và mặc cảm. Mong bác sĩ tư vấn thêm cách trị bệnh và bệnh viện, chữa bệnh. (chaubao@...)


Chàm ở tay
Bệnh chàm xảy ra trên những tạng người đặc biệt dễ nhạy cảm với các dị ứng nguyên đến từ bên ngoài hoặc ngay từ bên trong cơ thể. Sự hình thành và tái phát bệnh còn liên quan đến yếu tố di truyền, miễn dịch và môi trường nên khó chữa dứt điểm được. Ngoài việc uống, thoa các thuốc giúp cải thiện triệu chứng (viêm, ngứa, nổi mụn nước hoặc khô da tróc vảy); người bệnh cần kết hợp với việc loại bỏ các dị ứng nguyên được biết thì bệnh mới không tái phát.

Có thể có một hoặc nhiều tác nhân gây bệnh cùng lúc. Nếu bị ngứa, bạn nên ăn kiêng một số thực phẩm như trứng, thức ăn lên men, đồ biển. Để nhận diện yếu tố gây bệnh, bạn phải để ý xem sự tái phát bệnh có đi liền (như một quy luật) với các thói quen sinh hoạt nào đó hay không, hoặc liên quan theo mùa, theo kỳ kinh, theo sự căng thẳng tâm lý... Bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu.

MÓN ĂN CHO TRẺ BỊ BỆNH CHÀM

Đông y gọi bệnh chàm là thấp chẩn. Nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ em rất nhiều, ăn uống không thích hợp là một trong số đó.


Hạt sen
Bệnh chàm có triệu chứng ban đầu là những mảng da đỏ, phù nề, trên cơ sở ấy nổi lên các sẩn mụn nước bằng đầu đinh, chứa nước trong. Mụn nước vỡ ra, để lại những vết trượt nhỏ, từ đó chảy ra dịch trong. Các vết trượt liên kết lại với nhau, tạo thành một bề mặt và chảy nước. Khi chảy nước giảm sẽ tạo thành vảy kết, sau đó bong đi.

Bệnh chàm trẻ em hay xuất hiện đỏ da ở đầu, mặt, mông, ít khi ở các vùng khác của cơ thể, sau đó tạo thành các sẩn mụn nước, chảy nước và vảy kết. Kèm theo ngứa nhiều, trẻ em khó ngủ, khóc, ăn kém ngon. Chàm trẻ em hay gặp ở trẻ còn bú mẹ, trẻ ở tuổi đi nhà trẻ.

- Cà rốt 50 gr, củ năng tươi 50 gr, bí đao 50 gr. Tất cả đem xắt nhuyễn cho vào nồi, thêm nước lượng vừa nấu còn nửa chén nước. Mỗi ngày dùng vài lần, uống lúc ấm.Một số món ăn

- Trứng gà 1 quả, khổ sâm 30 gr, đường thẻ 30 gr. Khổ sâm thêm nước lượng vừa để nấu, bỏ bã lấy nước cốt. Trứng gà khuấy tan, cùng khổ sâm cho vào nước thuốc tiếp tục nấu, trứng chín thì tắt lửa. Mỗi ngày dùng 1 lần, liên tục dùng 6 ngày.

- Trứng gà 1 quả, đại hoàng sống (tán nhuyễn) 1,5 gr. Cách làm: trên đỉnh trứng gà khoét một lỗ nhỏ, cho vào trứng bột nhuyễn đại hoàng sống, sau đó dùng giấy bịt kín lỗ nhỏ, thêm nước hấp chín thì được. Dùng lúc bụng đói, mỗi ngày 1-2 quả, liên tục 4 ngày.

- Khổ qua 150 gr, đường phèn 15 gr. Cách làm: khổ qua thêm nước nấu cạn còn 100 ml, bỏ bã nêm đường phèn để dùng. Chia làm 3 lần dùng trong ngày.

- Hoài sơn 100 gr, xiềm thoái (xác ve sầu) 10 gr, đường lượng vừa. Hoài sơn rửa sạch dùng lửa lớn chưng cách thủy cho chín, lột vỏ, băm nát như hồ. Xác ve sầu nấu vàng tán thành bột, cùng hoài sơn, đường trộn chung để dùng.

- Rau sam 20 gr, địa du thảo 20 gr. Cách làm: rau sam và địa du thảo cùng cho vào nồi nước, dùng lửa vừa để nấu, bỏ bã lấy nước để dùng.

- Vỏ bí đao tươi 50 gr, bo bo 30 gr. Cách làm: vỏ bí đao rửa sạch, xắt hột lựu, cho vào nồi cùng bo bo, thêm 400 ml nước, dùng lửa nhỏ nấu đến khi canh đặc.

- Bí đao 50 gr, khoai môn 50 gr, đường lượng vừa. Cách làm: khoai môn xắt lát nhỏ, sau đó cùng các vật liệu cho vào nồi, thêm nước để nấu cho đến khi mềm, nêm đường, tắt lửa.

- Đậu xanh 50 gr, lá sen 1 tấm, đường lượng vừa. Cách làm: đậu xanh rửa sạch loại bỏ tạp chất, sau đó thêm 500 ml nước và dùng lửa nhỏ nấu đến khi đậu mềm, cho lá sen vào đậy nắp, dùng lửa nhỏ nấu 10 phút, tắt lửa, thêm đường để dùng.

- Đậu ván trắng 30 gr, hoài sơn 15 gr, hạt sen 15 gr, đường thẻ 15 gr, gạo 30 gr. Hạt sen bỏ lõi, cùng các vật liệu trên nấu cháo, chờ khi đậu ván chín mềm, cháo chín thì nêm đường thẻ vào là xong.

PHÁT HIỆN PROTEIN GÂY BỆNH CHÀM

(TNO) Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện protein Ctip2 khi hoạt động sai chức năng sẽ dẫn đến bệnh viêm da cơ địa - là một dạng thường gặp của bệnh chàm, qua đó làm dấy lên hy vọng về phương pháp điều trị căn bệnh này hiệu quả hơn, theo Daily Mail.

Bệnh chàm khiến da khô, ngứa và sưng tấy 
Protein Ctip2 có chức năng kiểm soát lượng mỡ trong cơ thể, giữ cho da khỏe mạnh. Nếu protein này hoạt động không đúng chức năng sẽ gây ra bệnh viêm da cơ địa hay bệnh chàm thể tạng, một dạng thường gặp của bệnh chàm.

Kết quả cuộc nghiên cứu công bố trên chuyên san PloS ONE đã mang lại hy vọng cho những bệnh nhân mắc căn bệnh bệnh khiến da khô, ngứa và sưng tấy này.

Theo Phó giáo sư Arup Indra, Trường đại học bang Oregon (Mỹ), người đứng đầu cuộc nghiên cứu, da là bộ phận lớn nhất cơ thể con người và cũng là hàng rào phòng thủ đầu tiên chống lại tác nhân gây hại từ bên ngoài. Khi bị bệnh chàm, sự phòng thủ này bị phá vỡ.

Căn bệnh viêm da cơ địa này ảnh hưởng 20% trẻ đi học và 10% người trưởng thành.

Viêm da cơ địa có liên quan đến sự suy giảm của hệ miễn dịch. Các phương pháp điều trị hiện tại sử dụng chất làm ẩm để cố gắng bảo vệ da. Ở những trường hợp bệnh nặng, có thể cho bệnh nhân dùng thêm thuốc có chứa steroid nhưng chúng có tác dụng phụ, đặc biệt là khi điều trị lâu dài.

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

ECZEMA Ở TRẺ EM ĐANG GIA TĂNG, NHƯNG CHẾ ĐỘ ĂN KHÔNG PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN

Số trẻ bị bệnh chàm bội nhiễm (eczema) ngày càng tăng, hiện giờ là có 1 trong 5 trẻ bị ảnh hưởng bởi bệnh về da này, một căn bệnh thường có liên quan đến tình trạng dị ứng. Các nhà khoa học vẫn chưa chắc về nguyên nhân làm vấn đề này đang tăng lên. Nhiều người tin rằng một số thức ăn có thể là nguyên do, hay ít nhất làm cho các dấu hiệu nặng hơn.



Chàm ở trẻ em
Tuy nhiên, trong một bản tin công bố ngày 20 tháng 3, Viện kiểm tra Chất lượng và Hiệu quả của Đức về chăm sóc sức khỏe (IQWiG) nhấn mạnh rằng, cha mẹ nên thận trọng về việc bài trừ những thức ăn quan trọng như sữa từ chế độ ăn của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc loại ra một số thức ăn có thể chỉ có ích nếu trẻ được chứng tỏ là có dị ứng hay nhạy cảm với thức ăn đó. Viện cũng khuyên rằng hầu hết những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có bệnh eczema nhẹ sẽ hết bệnh và cha mẹ chúng thường sẽ không thay đổi thói quen ăn uống.

Sự gia tăng bệnh eczema ở trẻ nhỏ vẫn còn là một sự bí mật

Trong một vài thập kỷ trước, số người dị ứng gia tăng. Một trong những vấn đề phổ biến nhất là bệnh eczema- một bệnh da liễu gây ra những nốt đỏ và ngứa. Hầu hết trẻ nhỏ bị mắc eczema sẽ tự hết theo thời gian khi chúng lớn. Nhưng với một số đứa, eczema sẽ là một căn bệnh kéo dài suốt đời. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang trong tiến trình theo dõi về những điều có thể giúp trẻ sơ sinh ngăn ngừa sự phát triển bệnh eczema và dị ứng. Một trong những vấn đề bí mật đã được xua đuổi đó là chế độ ăn, thường bị cho là thủ phạm.

“Việc hạn chế chế độ ăn của trẻ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự tăng trưởng, vì thế cha mẹ cần cẩn trọng về việc thực hiện một cách trị liệu chưa được công nhận về chế độ ăn và bệnh eczema”, giáo sư Sawicki, giám đốc điều hành Viện, nói. “Các cuộc thử nghiệm cho thấy việc bớt thức ăn như sữa, trứng ra khỏi chế độ ăn của trẻ nhỏ bị bệnh eczema chỉ có tác dụng khi chúng được cho thấy là có sự nhạy cảm với thức ăn. Các test kiểm tra dị ứng thông thường như chích da được thực hiện bởi các bác sĩ sẽ giúp bạn có một bức tranh tin cậy về việc liệu có hay không thức ăn bị nghi ngờ là thực sự gây ra vấn đề này”.

Kiến thức khoa học về bệnh eczema ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang phát triển nhanh chóng

Eczema có thể tệ hơn bởi các tác nhân dị ứng như phấn hoa cũng như các chất gây kích thích như xà bông hay vải len, theo Viện nghiên cứu cho biết. “Kiến thức khoa học về eczema và các tác nhân dị ứng đang phát triển nhanh chóng, vì thế cha mẹ cần chắc chắn rằng những thông tin mà họ biết được dựa trên những bằng chứng được cập nhật kịp thời”, giáo sư Sawicki bình luận.

Ví dụ các nhà khoa học hiện giờ đang theo dõi vai trò của kháng sinh trong việc phát triển tình trạng dị ứng ở trẻ, nhưng các cuộc nghiên cứu ở đây vẫn còn ở trong giai đoạn sớm. Cha mẹ có thể giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ bằng cách không hút thuốc.

CHÀM MÁ TRẺ EM


Theo thuật ngữ da liễu, chàm gọi là eczema (ecdema). Chàm má thường gặp ở trẻ nhỏ từ 2-3 tháng đến 2-3 tuổi (dân gian gọi là tướt sữa). Mới đầu chỉ là một đám đỏ có vẩy nhỏ hoặc sẩn như hạt kê ở 2 gò má hoặc giữa hai lông mày.


Chàm ở má trẻ em
Sau đó có thể do mẹ bôi thuốc không thích hợp hoặc do bé dụi gãi, đám sẩn ngày càng lan rộng ra hai má, trán, cằm, chuyển thành những đám mụn nước bị trợt, chảy dịch, đóng vẩy. Có khi cả đám bị trợt đỏ, rớm nước, bị nhiễm khuẩn thứ phát mưng mủ đóng vẩy tiết nâu. Trường hợp nặng lan cả lên da đầu hoặc rải rác xuống thân mình, chân tay, nổi hạch cổ nách bẹn, phát sốt. Nhiễm khuẩn nặng có thể dẫn tới viêm cầu thận cấp hoặc nhiễm khuẩn máu đe dọa tính mạng. Chàm trẻ em có thể tái phát nhiều đợt kéo dài hằng tháng, hằng năm, lúc tăng lúc giảm. Đến 10-12 tuổi có thể lặn ở má nhưng lại chuyển thành hen hoặc thành chàm đối xứng ở khoeo tay khoeo chân (chàm thể địa).

Nguyên nhân chàm ở trẻ em phức tạp. Có trường hợp là hậu quả của rối loạn tiêu hóa: táo bón, ăn quá bổ, thất thường. Có em do bị dị ứng sữa bò, lòng trắng trứng hoặc một loại đạm nào đó như tôm cua, nhộng, mực. Có em do một bệnh ngoài da khác như ghẻ sẩn ngứa, viêm da mủ, bị chàm hóa thứ phát, hay nổi mẩn ở thân mình và các chi.

Tùy trạng thái tổn thương ướt hay khô, cấp tính hay mạn tính, tùy nguyên nhân, tùy triệu chứng kèm theo (ngứa, hạch, sốt), thầy thuốc chuyên khoa sẽ chỉ định cho dùng thuốc bôi và thuốc toàn thân thích hợp. Thuốc bôi gồm các loại kem mỡ, hồ nước có kháng sinh, corticoid, ôxyt kẽm... Thuốc toàn thân thường gồm kháng sinh, thuốc chống ngứa, chống dị ứng (kháng histamin), nếu cần cả corticoid.
Về phía gia đình, khi phát hiện trẻ bị chàm má phải kịp thời cho trẻ đi khám bệnh ngay, không tự động hoặc nghe mách bảo mà tự bôi thuốc linh tinh: nước hoa, quết trầu, mỡ penicillin, bột sulfamid.... Không nên rửa nước nhiều, chà xát bằng khăn lên tổn thương gây xây xước da, dễ dẫn tới nhiễm khuẩn thứ phát. Theo lời khuyên của thầy thuốc có thể điều chỉnh chế độ ăn của bé như bớt sữa bò, bớt đạm, tăng rau quả tươi, nhưng không nên bắt trẻ kiêng khem quá mức dễ thành suy dinh dưỡng. Trường hợp bị nhiễm khuẩn thứ phát mưng mủ, nổi hạch, phát sốt, nặng mặt, nặng chân, phù nề, càng cần cho trẻ đi khám bệnh sớm và kịp thời xử trí những biến chứng nguy hiểm. Đối với chàm trẻ em, bà mẹ cần xác định kiên trì điều trị lâu dài không thể nôn nóng, nhất là không bao giờ được tự động dùng thuốc.

CHĂM SÓC TRẺ BỊ ECZEMA


Bệnh eczema ở trẻ được biểu hiện bằng những vùng da khô. Để khắc phục căn bệnh này, một giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất là cung cấp độ ẩm cho da các bé hàng ngày.



Triệu trứng của bệnh eczema ở trẻ

Bệnh này thường chỉ xuất hiện ở trẻ từ 3 tháng tuổi trở đi. Theo thống kê của Pháp, có khoảng 20% các em bé đang trong thời kỳ bú sữa mẹ mắc căn bệnh này và khoảng 80% các em không còn triệu chứng bệnh ở độ tuổi từ 4 – 6.

Dấu hiệu nhận biết bệnh:

- Da khô hơn bình thường: Bạn sẽ thấy những bất thường trên da trẻ. Da trẻ mắc bệnh này không sản sinh ra được chất lipit do đó da trở nên sần sùi và có những mảng đỏ, kéo theo triệu chứng ngứa và bong tróc da.

- Viêm da: Ở trẻ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ, bệnh eczema thường xuất hiện trên mặt, khuỷu tay, khuỷu chân. Chỗ da bị tổn thương thường đỏ, phát ban, ngứa, trợt da.

- Nhiễm khuẩn trùng cầu vàng: Loại vi khuẩn này chiếm tới 90% nguyên nhân gây bệnh và có khả năng gây viêm da cao.

Điều trị bệnh với thuốc có chứa dermocorticoit

Hiện nay, thuốc kháng sinh có chứa dermoticoit vẫn là giải pháp duy nhất mang lại hiệu cao trong điều trị bệnh eczema ở trẻ đang bú mẹ.Thuốc được điều chế dưới dạng kem, thuốc mỡ, gel, thuốc rửa…

Kem thường được dùng để điều trị bệnh eczema xuất hiện ở khuỷu tay, khuỷu chân, những chỗ bị rỉ nước… Thuốc mỡ dùng cho những vùng da bị tổn thương nhẹ. Thuốc được dùng 1 lần/ngày, vào buổi tối, sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da cho trẻ. Thuốc sẽ được chỉ định dùng 2 lần/ngày trong trường hợp bệnh nặng.

Lưu ý khi dùng thuốc có chứa dermocorticoit: không dùng thuốc này cho vùng da mặt của trẻ, thuốc có thể gây teo da.

Chăm sóc cho bé đang trong thời kỳ bệnh phát tác

- Tắm cho bé hàng ngày với sưa tắm chuyên dùng cho da không chứa sút. Không tắm cho trẻ với xà phòng thông thường.

- Tắm nhanh cho trẻ (dưới 10 phút) và sử dụng nước ấm (33oC).

- Sử dụng dầu có chứa chất hydrodispersi trong nước tắm của bé. Chất này có tác dụng trung hoà chất vôi có trong nước.

- Tắm rửa vệ sinh hàng ngày cho da trẻ là điều không thể bỏ qua khi trẻ bị eczema. Điều này cho phép loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da và các loại thuốc bôi trên da cho trẻ, do đó khi bôi thuốc mới, sẽ ngấm vào da tốt hơn.

- Hàng ngày dùng kem cung cấp độ ẩm, làm mềm da để xoa lên da trên khắp cơ thể của bé.

Chăm sóc da bé thời kỳ bệnh đã ổn định

- Tăng cường độ ẩm cho da của bé: dùng các loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da dành riêng cho trẻ em 2 ngày/lần, trên cơ thể bé và mặt.

- Sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội đầu… trung tính, không có mùi thơm nhằm tránh gây kích ứng trên da của bé.

Các loại quần áo nên dùng cho bé

Quần áo làm từ vải coton, vại lụa hoặc polyester cho bé. Những loại vải này mềm, không gây ngứa. Tránh mặc cho bé vải len, vải len rất dễ gây ngứa và dị ứng

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

HẠN CHẾ BỆNH CHÀM Ở TRẺ


Chàm, còn gọi là eczema, thường xuất hiện ở một vùng da nào đó trên cơ thể trẻ như: mặt (đặc biệt là hai má, cằm), vùng đầu (sau tai, gáy) hoặc vùng bẹn, nách... Trẻ bị chàm thường hay quấy khóc, kém ngủ, kém bú vì khó chịu, dưới đây là những điều cần làm để hạn chế bệnh cho trẻ.

Hạn chế chàm ở trẻ

Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến da của trẻ

Trước tiên, nên hạn chế tắm rửa, sử dụng dầu gội và sữa tắm cho trẻ sơ sinh dưới 10 ngày tuổi. Các nghiên cứu chứng minh rằng, việc tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày sẽ làm mất chất gây bảo vệ da của trẻ sơ sinh, gây khô da và tăng nguy cơ mắc bệnh chàm ở trẻ. Ngoài ra, cũng không nên dùng nước quá nóng khi tắm rửa cho trẻ, bởi vì nước nóng là nhân tố làm da trẻ bị mất nước.

Nên sử dụng dầu gội và sữa tắm cho trẻ vào một chậu tắm riêng biệt. Điều này tránh cho trẻ phải ngâm mình quá lâu trong chậu tắm có chứa xà phòng. Tốt nhất, sau khi thoa xà phòng, bạn nhanh chóng tráng người cho trẻ bằng nước ấm và đặt trẻ sang một chậu nước khác, trước khi tiến hành kì cọ người cho trẻ.

Chọn chất liệu quần áo cho trẻ bằng vải tự nhiên thay vì sợi hóa học. Tránh những bộ trang phục chất liệu sợi dặm, nhựa tổng hợp vì chúng dễ làm tổn thương làn da nhạy cảm của trẻ.

Chú ý đến chất liệu của chăn đệm dành cho trẻ để tránh hiện tượng dị ứng da ở trẻ; không nên lạm dụng kem dưỡng ẩm và tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ phòng của trẻ.

Hạn chế nguy cơ tái phát do thực phẩm

Trẻ bị dị ứng dễ kèm theo triệu chứng tái phát của bệnh chàm. Một năm, trẻ có thể mắc bệnh chàm một vài lần hoặc tần suất tùy theo sự thay đổi thời tiết và thức ăn. Vì vậy, nếu trẻ bước vào tuổi ăn dặm, nên lưu ý những loại thức ăn dễ gây dị ứng cho trẻ bao gồm: sữa bò, trứng, bột mì, đậu nành, lạc, cá, tôm, cua… Riêng với sữa bò, chỉ nên sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi. Với các loại thức ăn mới, nên cho trẻ làm quen trong một vài tuần để thử phản ứng cơ thể của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào, nên tạm thời ngừng lại và chờ cho đến khi trẻ lớn hơn.

Nếu trẻ bị chàm, nên lưu ý để không làm xây xước vùng da bị chàm của trẻ. Nếu bị tổn thương, vùng da bị chàm dễ bị chảy máu, viêm nhiễm (lúc này gọi là chàm nhiễm trùng). Khi ấy, việc điều trị chàm nhiễm trùng sẽ khó khăn hơn và có thể để lại sẹo xấu cho cơ thể trẻ.

ECZEMA TĂNG NGUY CƠ LIỆT DƯƠNG


Theo nghiên cứu mới ở Ðài Loan công bố, nam giới mắc bệnh eczema có 60% nguy cơ bị rối loạn chức năng cương dương so với những người đàn ông khác.


ECZEMA ở tay
Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu bệnh án của 3.997 nam giới mắc chứng rối loạn cương dương so với gần 20.000 nam giới cùng độ tuổi không có tiền sử mắc chứng bệnh này. Sau khi xem xét các yếu tố về sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh tim, lối sống... kết quả nghiên cứu cho thấy, gần 11% nam giới bị rối loạn cương dương mắc bệnh eczema trước khi chẩn đoán bất lực. TS. Shiu-Dong Chung, trưởng nhóm nghiên cứu cùng các cộng sự Trường đại học y Ðài Bắc cho biết, eczema hay còn gọi là chàm biểu hiện tình trạng da bị viêm ngứa, có mụn nước và da bong tróc vẩy. Hiện tượng viêm ảnh hưởng đến các mạch máu cũng như da và những nghiên cứu gần đây cho thấy, bệnh eczema cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ liệt dương.

ÁNH NẮNG GIÚP GIẢM NGUY CƠ ECZEMA VÀ DỊ ỨNG


Chơi đùa dưới ánh mặt trời buổi sáng không chỉ giúp cơ thể tự tổng hợp vitamin D cần thiết cho quá trình phát triển xương ở trẻ nhỏ mà còn giúp trẻ tránh được nhiều nguy cơ mắc bệnh khác, trong đó có bệnh eczema và chứng dị ứng.

ECZEMA ở tay
Kết quả này được các nhà khoa học thuộc Trung tâm Môi trường và Sức khỏe con người châu Âu đưa ra sau khi tiến hành một cuộc điều tra về chất lượng cuộc sống và thói quen của những trẻ em sinh sống ở những khu vực khác nhau tại Australia. Thực tế cho thấy, trẻ em sống ở miền Nam Australia - nơi có lượng ánh sáng ít hơn miền Bắc (mặt trời chiếu ít hơn trong ngày) - có tỷ lệ mắc eczema, hen và dị ứng cao hơn trẻ em sống ở miền Bắc. Ánh nắng mặt trời có vai trò rất lớn đối với sức khỏe con người, nhờ đó da tự tổng hợp nên vitamin D, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể đồng thời ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh ngoài da và hô hấp.

Cũng trong nghiên cứu này, TS. Nick Osborne - người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Môi trường và Sức khỏe con người của châu Âu cho biết, ngoài việc giúp tổng hợp vitamin D cho cơ thể, ánh nắng mặt trời còn có tác động diệt khuẩn trên bề mặt da, nhờ đó giúp ngăn chặn các bệnh ngoài da chẳng hạn như eczema.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

VIÊM DA DỊ ỨNG NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BẾT


Viêm da dị ứng

Dị ứng chính là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch cơ thể đối với các tác nhân mà nó xem là có hại đối với cơ thể.


Thông thường, hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ giúp cơ thể chống lại các tác nhân lạ xâm nhập như vi khuẩn, virus và các chất gây hại khác. Nó không phản ứng đối với các chất lạ nhưng lành tính có trong không khí, đồ ăn, thức uống, thuốc men… Ở đại đa số người, hệ thống miễn dịch hoạt động hữu hiệu và giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại vi trùng gây bệnh. Tuy nhiên, ở một số người, hệ thống miễn dịch tỏ ra “mẫn cán” quá mức cần thiết. Nó nhận biết sai các tín hiệu và phản ứng cả với những tác nhân lành tính mà nó tưởng là có hại cho cơ thể và thế là dị ứng xảy ra.

TRIỆU CHỨNG DỊ ỨNG

Triệu chứng viêm da dị ứng

- Vị trí hay gặp: đầu mặt, thân mình, tay chân, hoặc rải rác nhiều nơi trên cơ thể.

- Là sẩn phù (sẩn mề đay) : màu hồng hay trắng như màu da, gồ cao, lỗ chân lông dãn rộng, kích thước sẩn vài mm đến 1-2 cm hoặc cả mảng.

- Có khi nhiều sẩn liên kết với nhau thành mảng vằn vèo như bản đồ.

- Xuất hiện đột ngột; biến đi nhanh chóng trong vòng một vài giời- một vài ngày, không để lại vết tích gì trên da.

- Nếu mọc ở vùng da lỏng lẻo như mi mắt, da bìu thì lan to nhanh, gây nề.

- Dị ứng, mề đay xuất hiện triệu chứng gì?

- Ngứa dữ dội, dấm dứt.

- Có khi kèm đau bụng, ỉa lỏng, khó thở ( do ban mọc ở đường tiêu hóa, hô hấp).

- Tiến triển từng đợt vài ngày, có khi tái phát dai dẳng hàng tháng, năm nọ tới năm kia

CÁC DẠNG BỆNH DỊ ỨNG

Các biểu hiện của bệnh dị ứng rất đa dạng và có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Có người chỉ bị nghẹt mũi, sổ mũi năm ba bữa, nửa tháng rồi khỏi nhưng cũng có người bị nguy hiểm đến tính mạng khi cơn lên suyễn nặng mà không cấp cứu kịp thời hay bị sốc phản vệ do dị ứng với penicilin hay do côn trùng đốt. Nhìn chung có các dạng bệnh dị ứng như sau:

- Dị ứng da do tiếp xúc: nổi mề đay, sẩn ngứa, viêm da…

- Dị ứng thức ăn.

- Dị ứng thuốc.

- Dị ứng do côn trùng đốt.

- Dị ứng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh thường xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với dị ứng nguyên. Dị ứng nguyên có ở khắp nơi: trong nhà, ngoài đường, không khí, đồ ăn, thức uống, thuốc men… Có vô vàn chất có thể trở thành dị ứng nguyên: có thể có nguồn gốc thiên nhiên như nấm mốc, phấn hoa, lông súc vật; có thể có nguồn gốc nhân tạo như mỹ phẩm, phấn rôm, băng keo, vật liệu cách điện, hóa chất dùng trong trang trí nội thất… Điều cần lưu ý các dị ứng nguyên này chỉ gây dị ứng với một số người và hoàn toàn vô hại với những người khác.

NGUYÊN NHÂN DỊ ỨNG

- Thường do dị ứng, giải phóng Histamin, Serotonin. Thể địa dị ứng IgE tăng.

- Cây cỏ, côn trùng lông súc vật, phấn hoa, bụi…

- Hoá chất

- Thuốc men: Sulfamid, aspirin, penixilin.

- Thức ăn- tôm cua cá, ốc (hải sản).

- Do lạnh: Nước lạnh, gió lạnh, mưa lạnh.

ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA DỊ ỨNG


Bệnh viêm da cơ địa còn gọi là chàm cơ địa hay chàm thể tạng là bệnh da mạn tính. Bệnh hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng, hay bị những bệnh như hen, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng.


1.Nguyên nhân


Ảnh viêm da dị ứng
Nguyên nhân của sự gia tăng các bệnh viêm da cơ địa dị ứng là do thời tiết khí hậu nóng ẩm khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn gây nên sự thay đổi cơ địa ở mỗi người. Một số vùng da phải tiếp xúc với kim loại như dây lưng, đồng hồ, các đồ trang sức... rất dễ bị nổi mụn và gây ngứa.

2.Triệu chứng bệnhdày

Triệu chứng của bệnh biểu hiện rất khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn diễn biến.

Tổn thương da cấp tính hay gặp ở trẻ em, biểu hiện rõ nhất là những đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. 

Giai đoạn này thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng. 

Giai đoạn mãn tính thường biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Vị trí phân phối của tổn thương da phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ bệnh. 

Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu và các chi. Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi, viêm da cơ địa ở người lớn thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.

3.Cách điều trị

Để chữa bệnh nhanh cần phải xác định nguyên nhân để tránh tiếp xúc với những nguyên nhân gây bệnh.

Những loại thức ăn làm nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn của người bệnh, ở trẻ em cần lưu ý có các thức ăn thay thế để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng. 

Trong trường hợp bụi nhà là thủ phạm cần khuyên người bệnh lau rửa giường, thay ga đệm hằng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà... Tránh các sang chấn tình cảm ảnh hưởng đến viêm da cơ địa. Không giống như trong hen phế quản và viêm mũi dị ứng, các biện pháp điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu không có hiệu quả với viêm da cơ địa.

4. Các thuốc trong điều trị viêm da cơ địa: 

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh viêm da cơ địa, bôi tại chỗ hoặc uống nhưng chúng đều có tác dụng phụ không mong muốn (lệ thuộc vào thuốc..). 

Chiếu tia cực tím tại chỗ: được sử dụng trong những trường hợp nặng và không đáp ứng với các điều trị bằng thuốc. Tác dụng phụ hay gặp là nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố.

Thuốc kháng histamin: chủ yếu được dùng với mục đích giảm ngứa. Do ngứa thường tăng lên về đêm nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào tối trước khi đi ngủ.

Khi bạn có những dấu hiệu trên cách tốt nhất bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được khám và điều trị. Tránh tự ý sử dụng thuốc,nếu sử dụng không đúng thuốc sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn nặng thêm, loang rộng.

THUỐC NÀO DỄ GÂY DỊ ỨNG DA??


Xin hỏi các bác sĩ chuyên khoa những loại thuốc nào hay gây dị ứng và cách phòng tránh?

Nguyễn Quốc Thắng (Bắc Ninh)


Ảnh minh họa

Thuốc nào cũng có khả năng gây ra phản ứng dị ứng thuốc. Đứng đầu bảng các thuốc hay gây sốc phản vệ là các loại thuốc kháng sinh, nhất là kháng sinh thuộc nhóm betalactam như penicillin, ampicillin, cefotaxim... Một số thuốc như thuốc cản quang có chứa iod, thuốc điều trị bệnh phong, thuốc điều trị đái tháo đường có gốc sulfamid, thuốc điều trị đau khớp, thuốc kháng động kinh, thuốc điều trị gút... cũng có thể gây ra những phản ứng có hại rất nguy hiểm. Các thuốc ảnh hưởng trên hệ tim mạch như thuốc tê novocain, lidocain, hay một số vitamin như vitamin C dạng tiêm, vitamin B1 tiêm... có thể gây sốc phản vệ.

Cần lưu ý có những thuốc dùng vài lần trước đó không việc gì nhưng lần dùng sau lại bị phản ứng dị ứng.

Cách phòng tránh tốt nhất là không nên lạm dụng thuốc và đặc biệt không tự mua thuốc để điều trị, nhất là kháng sinh và một số thuốc chuyên khoa đặc trị, kể cả thuốc nhỏ mắt, bôi da có chứa kháng sinh cũng phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa. Sau khi dùng thuốc nếu thấy nổi hồng ban trên da đặc biệt có kèm thêm tổn thương niêm mạc như mắt, mũi, miệng hoặc bất cứ một biểu hiện bất thường nào sau khi dùng bất cứ một loại thuốc nào... không được tự ý điều trị bằng các biện pháp dân gian mà cần đến ngay bệnh viện để được khám và định bệnh chính xác, từ đó có hướng điều trị thích hợp, kịp thời.

MẸO NHỎ NGỪA BỆNH CHÀM


Theo trang tin healthday.com, Hiệp hội Các bác sĩ gia đình Mỹ đưa ra những lời khuyên sau giúp ngừa bệnh chàm:
Bảo vệ làn da đẹp tự nhiên

1. Tránh đụng vào các chất dễ gây kích ứng làn da như bột giặt và hóa chất tẩy rửa....

2. Đeo găng tay khi rửa chén.

3. Nên chọn mặc quần áo bằng cottton thay cho đồ len hay quần áo được làm từ sợi tổng hợp.

4. Tắm bằng nước âm ấm và dùng xà bông tắm hoặc sữa tắm.

5. Lau khô sau khi tắm và bôi kem dưỡng ẩm da ngay lập tức.

6. Bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày và dùng thuốc chống bệnh chàm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

7. Tránh để rơi vào tình trạng căng thẳng.

Mai Duyên

PROTEIN GÂY BỆNH GÂY BỆNH CHÀM


(TNO) Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện protein Ctip2 khi hoạt động sai chức năng sẽ dẫn đến bệnh viêm da cơ địa - là một dạng thường gặp của bệnh chàm, qua đó làm dấy lên hy vọng về phương pháp điều trị căn bệnh này hiệu quả hơn, theo Daily Mail.

>>Thuốc trị viêm da tốt nhất

Protein Ctip2 có chức năng kiểm soát lượng mỡ trong cơ thể, giữ cho da khỏe mạnh. Nếu protein này hoạt động không đúng chức năng sẽ gây ra bệnh viêm da cơ địa hay bệnh chàm thể tạng, một dạng thường gặp của bệnh chàm.





Bệnh chàm khiến da khô, ngứa và sưng tấy

Kết quả cuộc nghiên cứu công bố trên chuyên san PloS ONE đã mang lại hy vọng cho những bệnh nhân mắc căn bệnh bệnh khiến da khô, ngứa và sưng tấy này.

Theo Phó giáo sư Arup Indra, Trường đại học bang Oregon (Mỹ), người đứng đầu cuộc nghiên cứu, da là bộ phận lớn nhất cơ thể con người và cũng là hàng rào phòng thủ đầu tiên chống lại tác nhân gây hại từ bên ngoài. Khi bị bệnh chàm, sự phòng thủ này bị phá vỡ.

Căn bệnh viêm da cơ địa này ảnh hưởng 20% trẻ đi học và 10% người trưởng thành.

Viêm da cơ địa có liên quan đến sự suy giảm của hệ miễn dịch. Các phương pháp điều trị hiện tại sử dụng chất làm ẩm để cố gắng bảo vệ da. Ở những trường hợp bệnh nặng, có thể cho bệnh nhân dùng thêm thuốc có chứa steroid nhưng chúng có tác dụng phụ, đặc biệt là khi điều trị lâu dài.

              Đức Trí

TRỊ CHÀM ( ECZEMA) TỪ CÂY CAM THẢO


Tôi thường bị bệnh chàm tái phát, cứ phải đi khám, uống thuốc hoài. Y học cổ truyền có bài thuốc nào dùng cho người bệnh chàm hay không, nhờ nhà chuyên môn tư vấn giúp. Xin cám ơn. (sonng@...)

Trẻ em dễ bị Chàm
- Chàm là bệnh rất khó điều trị hết hẳn. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu. Y học cổ truyền xem bệnh chàm thuộc phong độc, thường xảy ra sau khi người bệnh sử dụng những loại thực phẩm có tính chất phong như thịt vịt, cá biển, dùng thực phẩm hư thối, hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiều chất độc hại.

Trong đông y có bài thuốc dùng chữa bệnh chàm, tùy mỗi người bệnh mà bài thuốc có tác dụng cải thiện bệnh ra sao. 

Bài thuốc gồm: cam thảo 4 gr, phòng phong, úc lý nhân (mỗi vị 8 gr), đương quy, bạch tiên bì, ngưu bàng tử, bạch tật lê, sài đất, độc hoạt, kim ngân hoa, bản lam căn (mỗi loại 12 gr), phù bình, bồ công anh (mỗi loại 10 gr), sinh địa 16 gr, hạ khô thảo, thổ phục linh (mỗi vị 20 gr).

 Đem nấu uống 2 lần trong ngày (lưu ý là hỏi thêm hướng dẫn từ người có chuyên môn trước khi sử dụng).

 Ngoài ra, người có bệnh này cần để ý, sau khi dùng loại thực phẩm nào đó mà làm cho bệnh trở nặng hơn thì cần tránh thực phẩm đó (loại trừ tác nhân gây bệnh).

Lương y Phạm Như Tá

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

BỆNH ECZEMA NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT

Bệnh eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa, là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Một đặc điểm quan trọng của bệnh là hay tái phát. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ. Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. 

>> THUỐC ĐẶC TRỊ CÁC BỆNH NGOÀI DA

Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý “Ngứa-Gãi” làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng. 


Eczema taọ cảm giác ngứa
Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ eczema có biểu hiện hen trong cuộc đời. Chẩn đoán bệnh không khó khăn, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE trong máu thường tăng cao.

Dịch tễ học:

- Tỷ lệ hiện mắc: Hiện nay, chưa có nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc eczema ở Việt Nam. Theo một số báo cáo ở các nước khác, tỷ lệ khoảng 7-20% [1, 2, 3, 4]. Theo báo cáo của phòng khám Viện Da liễu quốc gia, có khi eczema chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám [5].

- Tuổi phát bệnh: thường vào hai tháng đầu, có tới 60% trẻ eczema phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi. Rất hiếm bệnh nhân phát bệnh khi trưởng thành 

Các yếu tố nguy cơ của bệnh:

- Giới: Bệnh không khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ, có một vài báo cáo nam mắc nhiều hơn nữ.

- Yếu tố di truyền, gia đình cho thấy 60% người bị eczema có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị eczema thì có tới 80% con bị bệnh. 

- Môi trường: Các dị nguyên trong không khí như các chất thải của rệp nhà, len dạ,chó, mèo,.. nhiễm trùng đặc biệt nhiễm tụ cầu vàng, thời tiết hanh khô vào mùa thu, đông cũng khiến bệnh dễ tái phát và trở nên nặng hơn và nhẹ vào mùa hè

- Thức ăn: Một số thức ăn cũng có thể làm vượng bệnh như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ… 

Biểu hiện lâm sàng

Triệu chứng bệnh thường là khô da, ban đỏ- ngứa tạo thành vòng xoắn bệnh lý: ngứa-gãi-ban đỏ-ngứa... Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen. Các biểu hiện bệnh lý như chứng vẽ nổi (dermographism), bệnh vẩy cá thông thường, dày sừng nang lông…có thể gặp trên bệnh nhân eczema.

Vị trí hay gặp mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu tay, mu chân, trường hợp nặng có thể lan toàn thân. Các triệu chứng của bệnh cũng khác nhau tùy tình trạng và giai đoạn của bệnh

- Giai đoạn cấp tính: Biểu hiện bệnh khi cấp tính là đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khư trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình. 

- Biểu hiện bán cấp với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch.

- Giai đoạn mạn tính da dày thâm, ranh giới rõ, liken hoá, các vết nứt đau; đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.

Tiến triển:

Không điều trị bệnh tiến triển trong nhiều tháng, nhiều năm. Khoảng gần 50% bệnh khỏi khi ở tuổi thiếu niên, nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh tồn tại lâu trong nhiều năm cho đến tuổi trưởng thành. Nhiều bệnh nhân bị hen hoặc các bệnh dị ứng khác.

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ CHÀM ( ECZEMA)

Chàm (eczema) là tình trạng viêm da sẩn mụn nước do phản ứng với các tác nhân nội và ngoại sinh.
 Chàm ở tay

Trong giai đoạn cấp tính, chàm đặc trưng bởi hồng ban, phù do xuất tiết thanh dịch giữa các tế bào thượng bì và thâm nhiễm viêm ở lớp bì, chảy dịch, tạo nang và đóng vảy. Giai đoạn mạn tính có hiện tượng lichen hoá hoặc dày sừng hoặc cả hai, bong da, tăng hoặc giảm sắc tố hoặc cả hai. Viêm da dị ứng là thể thường gặp nhất của chàm.

Có thể xem chàm là tình trạng viêm da, cụ thể là ở vùng thượng bì. Tuy nhiên, cần chú ý, không phải tất cả những trường hợp nào viêm da cũng do chàm, và chàm là một bệnh ngoài da không lây. Bệnh có thể chia làm 2 loại: Cấp tính và mãn tính, còn gặp ở trẻ em còn bú, tuỳ theo vị trí cơ thể còn có tên gọi khác nhau. Nguyên nhân: Theo đông y chàm là do phong, nhiệt, thấp, kết hợp gây bệnh, nhưng do phong là chủ yếu, thể mãn tính thường do phong gây ra huyết táo rồi phối hợp với nhau gây bệnh

1, Cấp tính

Do phong phối hợp với nhiệt và thấp lúc đầu thấy hơi đỏ và, ngứa và sau một thời gian ngắn nổi cục, mụn nước, chẩy nước, đóng vẩy, bong vẩy và khỏi. Chia làm 2 thể nhỏ:

Thấp nhiệt

Triệu chứng:Da hồng, đỏ ngứa ,có mụn nước, loét, chẩy nước vàng, mùa hanh khô, chảy máu tươi, để lâu ngày có thể gây viêm họng

Pháp trị: thanh nhiệt táo thấp

Chàm thấp nhiệt: Hoàng cầm: 12; Hoàng bá: 12; bạch tiễn bì: 12; Linh bì: 12; Hoạt thạch: 12; Khổ sâm: 12; Sinh địa: 20 Ngân hoa: 20; Thổ phục linh: 20; N hoàng bá: 12; Hoàng đằng: 8;

Phong nhiệt

Triệu chứng: da hơi đỏ có mụn nước phát toàn thân, ngứa gãi chẩy nước, ít loét

Pháp trị: Sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp

Chàm phong nhiệt: Hoàng cầm: 8; Chi tử: 12; Qui đầu: 8; Sài hồ: 8; mộc thông: 8; Cam thảo: 2; sinh địa: 8; Trạch tả: 12; Sa tiền: 8; Thuyền thoái:6 Kinh giới: 12; X truật: 8; Ngưu bàng: 12; Khổ sâm: 12; N hoàng bá: 8; long đởm thảo: 8 

Thuốc dùng ngoài

Thuốc ngâm: Dùng Tô mộc, Kinh giới, H đằng sắc đặc ngâm chỗ tổn thương khi nước còn nóng. Hoặc hàng ngày tắm bằng nước lá tre

2, Mãn tính

Do phong và huyết táo gây ra

Triệu chứng: da dày khô, ngứa, nổi cục, có mụn nước, hay gặp ở đầu,mặt, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối , pháp trị: khu phong dưỡng huyết nhuận táo

chàm mãn tính: Qui đầu: 12; Thục địa: 20; Bạch thược: 12; xuyên khung: 8; Kinh giới: 16; X truật: 12; Khổ sâm: 8; Thuyền thoái: 6; Phòng phong: 12 Tiễn bì: 10; Tật lê: 8; Địa phụ tử: 8; Hoàng bá: 8; Hi thiêm: 12;

Thuốc dùng ngoài

Thuốc ngâm: Kinh giới, Hi thiêm đều 50g. nấu nước ngâm rửa làm mềm chỗ da bị xơ cứng và giảm ngứa nhanh.

CÓ THỂ PHÒNG NGỪA BỆNH CHÀM (ECZEMA)

Chàm không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy khó chữa khỏi, nhưng bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh. Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh này.

>> THUỐC ĐẶC TRỊ CÁC BỆNH NGOÀI DA

Chàm ở trẻ
Bệnh chàm là gì?

Chàm là một loại bệnh dị ứng da. Loại phổ biến nhất của chàm là chứng viêm da atopic do dị ứng. Bệnh chàm thường gây ngứa ngáy, khó chịu và nếu bạn gãi sẽ làm da đỏ lên và sưng tấy. Bệnh này thường gặp ở người lớn và trẻ em, nhưng xuất hiện nhiều nhất ở trẻ sơ sinh và ở những người mà trong gia đình đã có người mắc bệnh này.

Mặc dù nguyên nhân mắc bệnh chưa được tìm ra, nhưng chàm không phải là bệnh truyền nhiễm. Bệnh tuy khó chữa khỏi, nhưng bạn có thể kiểm soát được nó. Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh này.

Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất gây dị ứng trên da

Ví dụ như: chất tẩy rửa gia dụng, mỹ phẩm, xà phòng, xăng dầu, nhựa thông và các dung môi khác. Do xà phòng và nước có thể làm da bạn dị ứng, vì thế bạn chỉ nên rửa tay khi cần thiết, rồi lau tay thật khô sau đó.

Hãy đeo găng để bảo vệ da của bạn.

Không khí lạnh và độ ẩm thấp vào mùa đông dễ làm da bạn khô và ảnh hưởng xấu tới các vết chàm. Bạn nên đeo găng tay để bảo vệ da mình. Đặc biệt khi công việc yêu cầu bạn phải tiếp xúc với nước. Tuy nhiên, nếu đeo găng quá lâu sẽ làm da bạn dễ đổ mồ hôi. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn nên tháo găng ra để ngăn chặn mồ hôi tiết ra nhiều trên tay mình.

Mặc quần áo cotton.

Sợi len và sợi tổng hợp dễ làm da bạn bị tổn thương. Những người có làn da nhạy cảm nên mặc quần áo vải cotton là tốt nhất.

Chăm sóc da khi tắm.

Bạn chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ các loại sữa tắm có độ kiềm trung tính như Dove, Basis hay dầu Olay. Dùng nước lạnh hoặc ấm để tắm, không nên dùng nước quá nóng. Tắm nhanh trong vòng 15 – 20 phút là tốt nhất, tránh tiếp xúc quá lâu với nước dễ làm khô da. Sau khi tắm xong nên lau khô người bằng khăn bông mềm, tránh cọ sát mạnh với da. Sau đó thoa lên da một lớp kem dưỡng da để giữ độ ẩm cần thiết.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi các vết chàm của bạn ngày một nặng bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của của bác sĩ. Thành phần thuốc thường chứa steroid (một trong các hợp chất hữu cơ được sinh ra tự nhiên trong cơ thể, bao gồm hormone và vitamin). Tuy nhiên, sau 3 tuần mà da bạn không đỡ, bạn nên đến bác sĩ để khám lại.

Sử dụng kem để giữ ẩm da hàng ngày.

Kem dưỡng da giúp da bạn luôn mịn màng, mềm mại và ngăn ngừa tổn hại trên da. Bạn nên giữ ẩm da vào mùa đông bằng cách bôi kem. Tuy nhiên bạn không nên dùng loại kem cóhương thơm và chứa quá nhiều thành phần.

Tránh làm xước hoặc gãi vùng da bị ngứa.

Vết xước có thể làm da bạn tổn thương, rất dễ nhiễm trùng. Kem giữ ẩm sẽ làm bạn bớt ngứa ngáy, khó chịu.

Tránh để cơ thể quá nóng và đổ mồ hôi.

Nóng bức và mồ hôi có thể làm da bạn tấy đỏ lên và rất ngứa. Vì vậy bạn nên cố gắng tránh các hoạt động làm cơ thể bạn nóng bức và đổ mồ hôi.

Học cách kiềm chế sự căng thẳng

Bệnh chàm có thể tồi tệ hơn khi bạn bị căng thẳng. Vì vậy thay đổi các hoạt động và lịch làm việc hàng ngày là cách giúp bạn giảm cảm giác căng thẳng, lo lắng.

Duy trì chế độ chăm sóc da, sau khi bạn khỏi chàm.

Vùng da bị chàm sau khi khỏi rât dễ tái phát trở lại, vì thế làn da bạn cần một chế độ chăm sóc đặc biệt. Hãy thực hiện những mẹo nhỏ này sẽ giúp ích cho làn da của bạn rất nhiều.

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

ECZEMA PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Bệnh Eczema , lấy từ gốc Hy lạp : Eczeo – chỉ những tổn thương là mụn nước , bệnh được biết từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên với sự hiểu biết là do rối loạn một số yếu tố ở ngay trong cơ thể . Dân gian thường gọi là chàm tổ đỉa , vì tổn thương tái diễn lâu ngày da sần sủi kèm theo các lỗ hút sâu rỉ nước vàng như mồm con đỉa.
Bệnh là hiện tượng viêm bì , thượng bì , nguyên nhân rất phức tạp , thường phát sinh do một quá trình phản ứng của da trên một cơ địa đặc biệt dễ phản úng với dị nguyên ở trong cơ thể ( hoặc một số rất ít ) ở ngoài cơ thể , 
Chăm sóc bệnh nhân
với biểu hiện tổn thương trên da là những mảng hồng ban , mụn nước thành đám , tái đi tái lại nhiều lần và rất ngứa . Bệnh tiến triển qua các giai đọan : Hồng ban , mụn nước , chảy nước , đóng vảy tiết , bong vảy và Lichen hóa .
Hình ảnh tổn thương eczema ở má bàn chân :
Việc điều trị bệnh này hiện đang còn gặp nhiều khó khăn , nhiều trường hợp chữa mãi không khỏi , mặc dù rất khó chịu nhưng bệnh nhân đành chịu sống chung với bệnh .
Y học hiện đại sử dụng các loại thuốc mỡ bôi chứa Corticoid , mỡ làm bong da , bạt sừng , khử oxy … đồng thời uống thuốc giải cảm ứng không đặc hiệu . Trong dân gian tồn tại nhiều bài thuốc gia truyền chữa bệnh này tỏ ra có hiệu quả , nhưng chưa có bài thuốc nào chiếm ưu thế tuyệt đối được các Y văn công nhận .

Một phương pháp chữa có hiệu quả tốt bệnh này đó là : Sử dụng bài thuốc lưu truyền trong dân gian đã chữa bệnh eczema rất hiệu quả cho bộ đội thời kỳ đánh Mỹ . Bài thuốc gồm có : Tô mộc , Kinh giới , Hoàng đằng và Hoàng bá ; được cô đặc thành cao , được trộn kết hợp với thuốc mỡ tây y hiện đại cho phù hợp với từng ca bệnh - đồng thời uống thuốc giải cơ địa tự miễn theo theo từng liệu trình một .
Phương pháp này là kết quả sự hợp tác giữa Dn Vũ Minh Tuấn ( Bắc giang – 0946 756 804 ) , Ds Dương Đình Thảo ( Bà rịa – vũng tàu – 0915 134 598 ) , Bs Đỗ hữu Thảnh ( Nam định – 0167 4198 250 ) , Th.s Nguyễn Văn Khái ( bộ môn da liễu đại học y Thái bình – 0936 241 539 )
Đặc trưng của phương pháp này là :
- Kết hợp các loại thuốc bôi và liệu pháp giải cơ địa tự miễn ,
- Không sử dụng corticoit đường tiêm + đường uống ; chỉ sử dụng corticoit đường bôi khi thật cần thiết
+ Thuốc bôi :
- Sử dụng cao cô đặc của bài thuốc nam đã chữa rất hiệu quả bệnh eczema cho bộ đội thời kỳ đánh Mỹ ( Tô mộc , Kinh giới , Hoàng bá , Hoàng đằng )
- Sử dụng các loại mỡ bôi ngoài da được bán trên thị trường : Mỡ kháng sinh, mỡ kháng nấm , mỡ làm mỏng da , mỡ làm tăng sinh tế bào …. Được pha trộn thay đổi khác nhau cho từng bệnh nhân cụ thể , cho phù hợp với tính chất diễn biến của bệnh , từng giai đoạn bệnh , theo mức độ nặng nhẹ của tổn thương - Các loại thuốc này được trộn lẫn theo tỷ lệ xác định thành một hỗn dịch dạng gell , dùng bôi trực tiếp lên vết loét
+ Thuốc uống :
- Liệu pháp giải cơ địa tự miễn : dung thuốc KetofHEXAN , hoạt chất Ketotiphen Fumarat 1,38 mg tương đương 1mg Ketotiphen ( thuốc còn có tên khác Ketosan ) , 3 ngày đầu uống 1 viên , các ngày sau uống 2 viên chia làm 2 lần . Thời gian kéo dài 1 tháng . nghỉ 1 tuần rồi tùy tình hình từng bệnh nhân có thể uống thêm nhiều liều như thế nữa .
- Uống kháng sinh kèm theo ( nếu cần ) : Thuốc khả dụng trong các bệnh ngoài da là : Erytromycin và Trimazon .
Hình ảnh tổn thương eczema ở má bàn chân sau 2 tháng điều trị :
Rất nhiều bệnh nhân bị bệnh lâu năm ( có người bị đã 8 năm ) đã được chữa lành tổn thương bằng liệu pháp này , đến nay đã 3 năm chưa thấy bị lại .

CHĂM SÓC TRẺ BỊ ECZEMA

Bệnh eczema ở trẻ được biểu hiện bằng những vùng da khô. Để khắc phục căn bệnh này, một giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất là cung cấp độ ẩm cho da các bé hàng ngày.

>>ĐẶC TRỊ BỆNH ECZEMA



ECZEMA Ở TRẺ

Bệnh này thường chỉ xuất hiện ở trẻ từ 3 tháng tuổi trở đi. Theo thống kê của Pháp, có khoảng 20% các em bé đang trong thời kỳ bú sữa mẹ mắc căn bệnh này và khoảng 80% các em không còn triệu chứng bệnh ở độ tuổi từ 4 – 6.

- Da khô hơn bình thường: Bạn sẽ thấy những bất thường trên da trẻ. Da trẻ mắc bệnh này không sản sinh ra được chất lipit do đó da trở nên sần sùi và có những mảng đỏ, kéo theo triệu chứng ngứa và bong tróc da.

- Viêm da: Ở trẻ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ, bệnh eczema thường xuất hiện trên mặt, khuỷu tay, khuỷu chân. Chỗ da bị tổn thương thường đỏ, phát ban, ngứa, trợt da.

- Nhiễm khuẩn trùng cầu vàng: Loại vi khuẩn này chiếm tới 90% nguyên nhân gây bệnh và có khả năng gây viêm da cao.

Hiện nay, thuốc kháng sinh có chứa dermoticoit vẫn là giải pháp duy nhất mang lại hiệu cao trong điều trị bệnh eczema ở trẻ đang bú mẹ. Thuốc được điều chế dưới dạng kem, thuốc mỡ, gel, thuốc rửa…

Kem thường được dùng để điều trị bệnh eczema xuất hiện ở khuỷu tay, khuỷu chân, những chỗ bị rỉ nước… Thuốc mỡ dùng cho những vùng da bị tổn thương nhẹ. Thuốc được dùng 1 lần/ngày, vào buổi tối, sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da cho trẻ. Thuốc sẽ được chỉ định dùng 2 lần/ngày trong trường hợp bệnh nặng.

Lưu ý khi dùng thuốc có chứa dermocorticoit: không dùng thuốc này cho vùng da mặt của trẻ, thuốc có thể gây teo da.

Chăm sóc cho bé đang trong thời kỳ bệnh phát tác

- Tắm cho bé hàng ngày với sưa tắm chuyên dùng cho da không chứa sút. Không tắm cho trẻ với xà phòng thông thường.

- Tắm nhanh cho trẻ (dưới 10 phút) và sử dụng nước ấm (33oC).

- Sử dụng dầu có chứa chất hydrodispersi trong nước tắm của bé. Chất này có tác dụng trung hoà chất vôi có trong nước.

- Tắm rửa vệ sinh hàng ngày cho da trẻ là điều không thể bỏ qua khi trẻ bị eczema. Điều này cho phép loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da và các loại thuốc bôi trên da cho trẻ, do đó khi bôi thuốc mới, sẽ ngấm vào da tốt hơn.

- Hàng ngày dùng kem cung cấp độ ẩm, làm mềm da để xoa lên da trên khắp cơ thể của bé.

- Tăng cường độ ẩm cho da của bé: dùng các loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da dành riêng cho trẻ em 2 ngày/lần, trên cơ thể bé và mặt.

- Sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội đầu… trung tính, không có mùi thơm nhằm tránh gây kích ứng trên da của bé.

Quần áo làm từ vải coton, vại lụa hoặc polyester cho bé. Những loại vải này mềm, không gây ngứa. Tránh mặc cho bé vải len, vải len rất dễ gây ngứa và dị ứng.